“Các nhà khoa học đã chứng minh được tỏi đen có tác dụng chống oxy hóa, thu dọn gốc tự do tốt hơn rất nhiều các dược liệu khác. Cũng theo nghiên cứu của các chuyên gia, có tới trên 80 bệnh lý khác nhau mà nguyên nhân gây bệnh có liên tới gốc tự do. Bởi vậy, có thể nói tỏi đen là một nguyên liệu để phòng bệnh rất tốt, giúp dọn gốc tự do cho người sử dụng”
Bình Hàn Quốc ngâm rượu yongcheon hân hạnh tài trợ chương trình này mời bạn đọc tham khảo
Công dụng của tỏi đen với hỗ trợ điều trị tiểu đường
Đái tháo đường là chứng bệnh mãn tính, phổ biến và do nhiều nguyên nhân gây ra: Độ tuổi, béo phì, di truyền và môi trường (lối sống và chế độ ăn uống). Theo các bác sĩ nội tiết, bệnh đái tháo đường là bệnh mãn tính, vì vậy, bạn cần có giải pháp “chung sống hòa bình” dài lâu với nó. Các bác sĩ cũng khuyến cáo rằng, người bệnh nên dùng 1 – 3 củ Tỏi đen mỗi ngày, để tầm soát chỉ số đường huyết và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường hiệu quả. Trong bài viết dưới đây, nhóm chuyên gia Tỏi Kim Cương sẽ giúp bạn hiểu được cơ chế tỏi đen tác động tới bệnh đái tháo đường, cách dùng tỏi đen để tầm soát bệnh…
1. Tại sao Tỏi đen có vị ngọt nhưng không làm tăng đường huyết?
Tỏi tươi sau khi lên men theo phản ứng Maillard không những loại bỏ được vị cay nồng và mùi hôi vốn có mà còn chuyển hóa thành vị ngọt thanh, mềm dẻo như ô mai hoa quả. Vị ngọt của Tỏi đen được hình thành do các loại đường và acid amin có trong tỏi trắng phân hủy thành melanoidin – chất có hàm lượng fructose và glucose cao. Ngoài giá trị dinh dưỡng Melanoidin còn có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm và hoạt động như chất dọn gốc tự do trong quá trình peroxy hóa lipid. Theo các chuyên gia nghiên cứu về Tỏi đen, vị ngọt của Tỏi đen là vị ngọt tự nhiên, không ảnh hưởng tới tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa biến chứng của bệnh đái tháo đường.
2. Bệnh tiểu đường có những thuộc tính
- Tăng nồng độ glucose trong máu;
- Kết hợp với những bất thường về chuyển hóa carbohydrate, lipid và protein;
- Bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng như suy thận, tai biến mạch máu não, đột quỵ, hoại tử chi…
Theo các bác sĩ chuyên khoa, người mắc bệnh tiểu đường ngoài việc tạo dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh, nên bổ sung thêm các thực phẩm có khả năng chống oxy hóa cao giúp tầm soát tốt chỉ số đường huyết của bản thân mỗi ngày. Với chỉ số ORAC [2] cao vượt trội hơn hẳn các thực phẩm khác, Tỏi đen là một trong những “ứng cử viên” sáng giá được được giới chuyên môn công nhận về khả năng hỗ trợ cho bệnh nhân tiểu đường. (ORAC – oxygen radical absorbance capacity, là viết tắt của khả năng hấp thụ gốc oxy hóa, và là thước đo tổng khả năng chống oxy hóa của các loại thực phẩm hay thực phẩm bổ sung). Năm 2009, các nhà khoa học Hàn Quốc đã công bố kết quả nghiên cứu công dụng của tỏi đen với bệnh tiểu đường trên tạp chí J Food Science and Nutrition.
3. Kết quả nghiên cứu tác dụng của tỏi đen trên mô hình động vật bệnh tiểu đường tuýp 2
Bệnh đái tháo đường Tuýp 2 được đặc trưng bởi những khiếm khuyết trong việc tiết và hoặc sử dụng insulin. Nếu không được kiểm soát sớm, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng: tim mạch, thận, thần kinh và các bệnh lý về mắt. Trong số đó, bệnh tim mạch là một trong những biến chứng nguy hiểm, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Do đó, phòng ngừa và điều trị các biến chứng là vấn đề quan trọng trong việc kiểm soát bệnh đái tháo đường.
Nghiên cứu tiến hành trên 3 nhóm chuột bị bệnh tiểu đường tuýp 2, với các mẫu thử:
- Nhóm 1 dùng Tỏi tươi
- Nhóm 2 dùng Tỏi đen
- Nhóm 3 – nhóm đối chứng – chỉ ăn uống bình thường
- Các nhà khoa học Hàn Quốc tiến hành kiểm tra sau 7 tuần thử nghiệm
Kết quả cho thấy nồng độ glucose huyết thanh (đo lúc đói) giảm đáng kể và nồng độ insulin tăng đáng kể ở nhóm thử được cho ăn Tỏi thường/Tỏi đen so với nhóm đối chứng (p < 0.05: kết quả thống kê có ý nghĩa). Tức, Tỏi đen giúp kiểm soát đường huyết, tăng độ nhạy với insulin và cải thiện tình trạng rối loạn mỡ máu trên chuột mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
Theo kết quả nghiên cứu của Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ công bố năm 1999, việc kiểm soát chặt chẽ chỉ số tăng đường huyết và rối loạn lipid máu có liên quan đến việc giảm nguy cơ biến chứng ở bệnh nhân tiểu đường. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng đã có bằng chứng chứng minh rằng các chất chống oxy hóa có thể tác dụng hữu ích trong ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường. Tăng đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường tạo ra nhiều loại phản ứng oxy hóa (ROS) và các gốc tự do, và quá trình oxy hóa đóng vai trò chính trong diễn tiến của bệnh tiểu đường và biến chứng. Một số nghiên cứu đã báo cáo rằng Tỏi (Allium Sativum L.) có tác dụng hạ đường huyết và tác dụng chống oxy hóa. Sử dụng dịch chiết tỏi trong ethanol làm giảm Glucose huyết thanh và tiêm chiết xuất Tỏi làm giảm đường huyết và tiến triển bệnh thận ở chuột bị bệnh tiểu đường do Streptozotocin. Chế độ ăn uống có chứa 5% bột tỏi có tác dụng làm giảm đáng kể glucose huyết thanh và tổng lượng cholesterol ở chuột db/db – một mô hình động vật của bệnh tiểu đường tuýp 2. Tuy nhiên, hoạt động chống oxy hóa của Tỏi có thể bị ảnh hưởng khi chế biến. Tỏi đen là một thực phẩm có khả năng chống oxy hóa mạnh. Đây là thực phẩm được lên men tự nhiên từ Tỏi tươi theo điều kiện của phản ứng Maillard. Trong quá trình lão hóa, các hợp chất không ổn định của Tỏi tươi bao gồm alliin được chuyển đổi thành các hợp chất ổn định, bao gồm S-allyl cysteine (SAC), hợp chất hòa tan trong nước có tác dụng chống oxy hóa mạnh [9]. Trên thế giới cũng đã có nhiều công trình báo cáo chứng minh rằng, Tỏi đen có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ hơn Tỏi tươi trong ống nghiệm. Và, trong chế độ ăn kiêng có chứa 5% Tỏi đen giúp cải thiện tình trạng kháng insulin, giảm cholesterol toàn phần và Triglyceride huyết thanh và tăng mức HDL-cholesterol (mỡ tốt). Do đó, Tỏi đen có tác dụng tốt hơn Tỏi tươi trong phòng ngừa biến chứng tiểu đường. Mục đích của nghiên cứu là chứng minh tác dụng chống oxy hóa của Tỏi và Tỏi đen trên mô hình động vật bị ĐTĐ tuyp2, đồng thời khám phá khả năng sử dụng các chất chống oxy hóa như một chất chống tiểu đường.
Vật liệu nghiên cứu
Tỏi được lấy từ khu chợ địa phương ở NamHae-gun
- Tỏi đen của công ty NamHae-gun, Hàn Quốc
- Động vật thí nghiệm: Chuột 3 tuần tuổi, chia thành 3 nhóm ngẫu nhiên. Nhóm 1 là nhóm đối chứng, ăn theo chế độ ăn kiêng; Nhóm 2 ăn theo chế độ ăn kiêng và 5% tỏi tươi; Nhóm 3 là ăn theo chế độ ăn kiêng và 5% Tỏi đen.
- Thời gian tiến hành thí nghiệm: 7 tuần.
- Các thông số nồng độ glucose huyết thanh (đo lúc đói, insulin, triglycerid, cholesterol toàn phần, HDL – cholesterol (loại cholesterol có ijm do HDL vận chuyển cholesterol từ các mạch máu trở về gan và tại đây, gan có thể loại bỏ cholesterol ra khỏi cơ thể) được đo.
Kết quả sau thí nghiệm
Nồng độ Lipid peroxit trong gan và hoạt động của các enzyme chống oxy hóa đã được đo. Giá trị khả năng chống oxy hóa của Tỏi và Tỏi đen lần lượt là 13,3 ± 0,5 và 59,2 ± 0,8 mol/g.
- Sử dụng Tỏi đen làm giảm đáng kể nồng độ các chất phản ứng axit thiobarbituric gan (TBARS) so với nhóm Tỏi và nhóm đối chứng (p <0.05).
- Hoạt động của superoxide effutase (SOD) và glutathione peroxidase (GSH-Px) ở Tỏi và nhóm Tỏi đen đã tăng đáng kể so với nhóm đối chứng.
- Hoạt tính Catalase (CAT) của nhóm Tỏi đen được tăng lên so với nhóm đối chứng.
Kết luận của nhóm nghiên cứu
Đái tháo đường là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường tiếp tục tăng rõ rệt do dân số già, đô thị hóa tăng và lối sống ít vận động hơn. Các phương pháp dùng để điều trị tiểu đường hiện này đều gây ra các tác dụng không mong muốn và tác dụng phụ. Nhiều nghiên cứu hiện nay được thực hiện để tìm các thuốc có nguồn gốc tự nhiên để hạ đường huyết và có ít các tác dụng không mong muốn hơn . Tỏi và các chế phẩm từ Tỏi có thể là một trong những ứng cử viên cho các tác nhân chống đái tháo đường thông qua các tác dụng chống oxy hóa. Sau khi tiến hành đo khả năng thu dọn gốc tự do của Tỏi và Tỏi đen trong ống nghiệm, kết quả chỉ ra rằng: Giá trị khả năng chống oxy hóa của Tỏi đen cao gấp 4.5 lần so với Tỏi tươi. Kết quả này tương thích với các báo cáo chứng minh rằng, Tỏi đen có Hoạt động của superoxide effutase (SOD) mạnh hơn từ 3 đến 9 lần trong ống nghiệm ở nồng độ 20 – 100mg/ml.
Quá trình lên men Tỏi đen đã chuyển hóa các hợp chất chứa lưu huỳnh ở Tỏi tươi thành các hợp chất dễ tan trong nước SAC, và làm gia tăng tổng hàm lượng Polyphenol (mặc dù hàm lượng hợp chất này trong tỏi tươi không cao). Đây chính là nguyên nhân dẫn đến khả năng chống oxy hóa của Tỏi đen cao hơn tỏi tươi. Theo các kết quả sau thí nghiệm đã nêu ở trên, nhóm nghiên cứu kết luận: Tỏi đen có khả năng chống oxy hóa mạnh hơn Tỏi tươi trong ống nghiệm. Tỏi đen có tác dụng hữu ích trong việc ngăn ngừa biến chứng tiểu đường
Liều dùng tỏi đen cho người tiểu đường
Để tầm soát bệnh tiểu đường tốt nhất, bạn nên kết hợp ăn mỗi ngày từ 1 – 3 củ Tỏi đen với chế độ ăn uống và tập luyện lành mạnh mỗi ngày. Lưu ý, bạn nên ăn Tỏi đen trước vào sáng sớm, trước bữa ăn 30 phút để có hiệu quả tốt nhất.
Tác dụng giảm huyết áp của tỏi đen thông qua khả năng thu dọn gốc tự do
Trên thế giới có tới 30% người trưởng thành mắc chứng huyết áp cao – “kẻ giết người thầm lặng”, có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề, thậm chí tử vong. Chính vì vậy, Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu thử nghiệm tác động của Tỏi đen với bệnh nhân tăng huyết áp. Tăng huyết áp – bệnh tim mạch thường gặp nhất trên thế giới. Đến khoảng năm 2025, những ca tăng huyết áp sẽ tăng lên 80% ở các nước phát triển; 24% ở nước đang phát triển. Hầu hết các trường hợp tăng huyết áp là vô căn, tuy nhiên những nghiên cứu gần đây cho thấy tác dụng thu dọn gốc tự do tại nhân tăng áp vùng dưới đồi góp phần ức chế thụ thể Angiotensin II và CSAR mang đến tác dụng giảm huyết áp. Tỏi đen là sản phẩm mới từ tỏi có khả năng cao trong việc thu dọn các gốc tự do, trong những nghiên cứu gần đây tác dụng loại trừ gốc tự do của tỏi đen ngày càng được làm rõ. Trên bệnh tăng huyết áp tác dụng của tỏi đã được nghiên cứu chứng minh và tác dụng này có được thông qua khả năng chống oxi hóa và làm giảm nồng độ chất oxi hóa MDA trong huyết tương cũng như tại vùng dưới đồi.Để cung cấp bằng chứng cho tác dụng giảm huyết áp của tỏi đen, nghiên cứu dưới đây được thực hiện trên mô hình in vivo: tác dụng giảm huyết áp trên sinh vật tăng huyết áp tự nhiên.
1. Tác động giảm huyết áp của tỏi đen
Huyết áp ban đầu của hai nhóm sinh vật nghiên cứu là 151 ± 11mmHg và 185±12mmHg. Sau khi tách mỗi nhóm thành 3 nhóm nhỏ và tương ứng cho sử dụng: Nước cất, dịch chiết tỏi tươi, dịch chiết tỏi đen, trong 14 tuần kết quả cho thấy: cả 3 nhóm trên nhóm có huyết áp ban đầu bình thường và nhóm dùng nước cất của nhóm tăng huyết áp tự nhiên chỉ số huyết áp sau 14 tuần không thay đổi so với trước khi điều trị. Mức độ giảm chỉ số huyết áp của nhóm sử dụng tỏi đen so với nhóm trắng (sử dụng nước cất) là có ý nghĩa thống kê, chỉ số huyết áp của nhóm sinh vật cao huyết áp sau khi sử dụng tỏi đen 14 tuần đã được đưa về mức bình thường
Để làm sáng tỏ về cơ chế dẫn đến tác dụng giảm huyết áp, nghiên cứu còn đánh giá nồng độ của 2 chất:
T-OAC: chất có khả năng chống oxi hóa
MDA: chất oxi hóa
Trong huyết tương và tại vùng dưới đồi của não bộ, kết quả thể hiện dưới đây
2. Khả năng thay đổi chất chống oxi hóa trong huyết tương
Trước khi điều trị nghiên cứu đã phát hiện thấy có sự tương ứng tại nhóm có huyết áp cao thì nồng độ chất chống oxi hóa T-OAC thấp và nồng độ chất oxi hóa MDA trong huyết tương cao, thể hiện tại bảng dưới:
Nghiên cứu cũng quan sát thấy, sau thời gian 14 tuần sử dụng tỏi đen, nồng độ của chất chống oxi hóa T-OAC trong huyết tương của nhóm tăng huyết áp tăng lên và nồng độ chất oxi hóa MDA giảm xuống, trong khi không có sự thay đổi rõ rệt trên các nhóm khác, điều này chứng tỏ rằng tác dụng tăng chất chống oxi hóa trong huyết tương và giảm chất oxi hóa xuất hiện là nhờ tác dụng của tỏi đen, xuất hiện đồng thời với sự giảm xuống của huyết áp
3. Thay đổi nồng độ chất chống oxi hóa tại nhân paraventricular vùng dưới đồi (PVN)
Nghiên cứu về nồng độ của chất oxi hóa và chống oxi hóa tại vùng dưới đồi người ta cũng nhận thấy trên các sinh vật không có hiện tượng tăng huyết áp thì dù là nhóm sử dụng nước cất, hay tỏi trắng hay tỏi đen thì nồng độ của chất chống oxi hóa T-OAC và chất oxi hóa MDA là không thay đổi . Tuy nhiên ở nhóm sinh vật tăng huyết áp tự nhiên, trên nhóm sử dụng tỏi đen có sự tăng lên rõ rệt nồng độ của chất chống oxi hóa và giảm rõ rệt chất oxi hóa, đo tại nhân vùng dưới đồi. Từ đó đi đến kết luận có sự liên hệ mật thiết của việc tăng nồng độ chất chống oxi hóa và giảm nồng độ chất oxi hóa tại vùng dưới đồi với tác dụng giảm huyết áp của Tỏi đen.
4. Tổng kết
Dựa trên kết quả nghiên cứu và những bằng chứng được cung cấp ra trước đó các có giả thuyết cho rằng gốc tự do tồn tại trong huyết tương và nhân parventricular vùng dưới đồi là nguyên nhân chính gây ra tăng huyết áp. Khi sử dụng tỏi đen, các hoạt chất trong tỏi đen như SAC, polyphenol đã di chuyển qua hàng rào máu não vào nhân parventricular vùng dưới đồi và loại bỏ các gốc tự do, hoạt động này tạo ra kết quả là huyết áp giảm xuống nhờ tác động vào thụ thể Angiotensin II và CSAR. Như vậy tỏi đen có tác dụng to lớn trong việc ngăn chặn nguy cơ sinh bệnh tăng huyết áp. Ngoài khả năng dọn dẹp gốc tự do thì tác dụng ức chế nồng độ Enzyme Angiotensin – converting cũng có thể cũng là nguyên nhân tạo nên khả năng giảm huyết áp của tỏi đen. Enzym này cũng là một trong những tác nhân quan trọng gây tăng trương lực mạch máu tăng mạnh Angiotensin II gây tăng huyết áp. Và đã có nhiều nghiên cứu chứng minh hợp chất polyphenol có trong tỏi đen có tác dụng ức chế Enzyme Angiotensin – converting .
Kết quả nghiên cứu tác dụng của tỏi đen trong hỗ trợ điều trị bệnh huyết áp cao
Nghiên cứu tiến hành trên 79 bệnh nhân, chia làm 3 nhóm trong 12 tuần.
- Nhóm 1 dùng Tỏi thường;
- Nhóm 2 dùng Tỏi đen
- Nhóm 3 dùng giả dược.
- Kết quả nghiên cứu: Huyết áp tâm thu trung bình đã giảm đáng kể 11.8 ± 5.4 mmHg ở nhóm sử dụng tỏi đen trong tuần so với giả dược. Những thay đổi về huyết áp tâm thu ở nhóm sử dụng tỏi trắng thông thường và huyết áp tâm trương không khác biệt đáng kể so với giả dược.
Kết luận: Tỏi đen là thực phẩm chăm sóc sức khỏe bệnh cao huyết áp hiệu quả và có thể coi đây là một điều trị bổ sung an toàn cho điều trị hạ huyết áp thông thường.
Tác dụng của tỏi đen với bệnh mỡ máu cao
Để chứng minh tác dụng của Tỏi đen với chuyển hóa lipid máu, nhóm nghiên cứu Hàn Quốc (gồm 3 chuyên gia: Ae Wha Ha, Thien Ying và Woo Kyoung Kim) đã tiến hành thử nghiệm trên chuột, với chế độ ăn nhiều chất béo.
Nghiên cứu lâm sàng về tỏi đen trên 55 bệnh nhân được chia ngẫu nhiên thành hai nhóm, 28 bệnh nhân dùng tỏi đen với liều 6g/ngày chia làm 2 lần và 27 bệnh nhân dùng giả dược; tiến hành trong 12 tuần. Kết quả cho thấy nhóm sử dụng tỏi đen có xu hướng giảm hàm lượng cholesterol toàn phần và tăng hàm lượng HDL-c có ý nghĩa thống kê về mặt y học.
1. Giảm mỡ máu bằng tỏi đen – Nghiên cứu của ĐH Y Quốc Gia Hàn Quốc
Thông thường nói đến mỡ máu, chúng ta thường chỉ nhắc đến các yếu tố như: Cholesterol toàn phần, VLDL-cholesterol, LDL-cholesterol, HDL-cholesterol, Triglycerid. Trong đó thành phần VLDL-c và LDL-c còn gọi là mỡ máu xấu, là những, phân tử vận chuyển cholesterol từ gan đi đến các mạch máu khắp cơ thể, chỉ số này càng cao thì nguy cơ mắc các bệnh tim mạch càng cao. HDL-c được gọi là mỡ máu tốt, ban đầu lipoprotein HDL tới các mô, thu thập cholesterol dư thừa tạo thành HDL-c rồi vận chuyển về gan. Tại gan, chelesterol được tái sử dụng hoặc bài tiết vào mật. Đó là cách duy nhất mà cơ thể sử dụng để loại bỏ cholesterol thừa. Chính vì nguyên nhân đó, HDL có khả năng bảo vệ thành mạch khỏi nguy cơ xơ vữa mang lại bởi cholesterol và nồng độ HDL-c trong máu đo được càng cao thì càng tốt cho sức khỏe. Trong những nghiên cứu sâu hơn về cơ chế bệnh sinh của mỡ máu, gần đây các nhà khoa học có sự chú ý đặc biệt đến các protein có trong các Lipoprotein. Đặc biệt là các Apoprotein (viết tắt là Apo), chiếm tỷ lệ khác nhau trong lipoprotein, thấp nhất ở chylomycron và tăng dần ở VLDL-C, LDL-C, cao nhất ở HDL-C. Trong số các Apo có Apo AI, Apo B được chú ý nhiều hơn cả vì chúng có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển HDL, LDL qua màng tế bào.
Apoprotein AI
Nếu coi HDL là chất vận chuyển cholesterol, thì Apolipoprotein A được coi là chất dẫn đường cho HDL. Nó kích hoạt các enzym nhằm chuyển cholesterol từ các mô vào HDL, đồng thời giúp các thụ thể tại gan nhận ra HDL cho quá trình xử lý cholesterol về sau. Có hai dạng apolipoprotein A bao gồm Apo AI và Apo A-II. Apo I tồn tại nhiều hơn Apo A-II (khoảng 3-1). Nồng độ của Apo AI có thể được đo trực tiếp đồng thời có xu hướng tăng lên và giảm xuống cùng với mức HDL. Một số chuyên gia cho rằng Apo AI
có thể là một chỉ báo tốt hơn về rủi ro xơ vữa hơn so với các test HDL thông thường.
Sự thiếu hụt Apo AI xuất hiện tương quan với các nguy cơ phát triển bệnh mạch vành và bệnh mạch máu ngoại vi.
Apoprotein B (Apo B)
Apo B là một protein thiết yếu đối với các phức hợp lipoprotein tỷ trọng rất thấp (VLDL) và lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL). Apolipoprotein B giúp làm nên cấu trúc phức hợp và đóng vai trò chỉ dẫn để vận chuyển các lipid thân nước (như cholesterol và triglycerides) vào tế bào. Apo B được nhận biết bởi thụ thể tìm thấy trên bề mặt của nhiều tế bào. Những thụ thể này thúc đẩy sự hấp thu cholesterol vào các tế bào. Trong gan, lipid kết hợp với Apo B để tạo thành lipoprotein VLDL giàu triglycerid. Trong máu, một loại enzyme gọi là lipoprotein lipase loại bỏ triglycerid từ VLDL để tạo lipoprotein tỷ trọng trung gian (IDL), rồi lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) giàu cholesterol hơn. Do vậy chỉ số Apo B cao có mối liên hệ mật thiết với nồng độ LDL-c, VLDL-c và khi chỉ số này cao đồng nghĩa với việc tăng cao các nguy cơ có thể xảy ra trên bệnh tim mạch.
2. Nghiên cứu Tỏi đen làm giảm mỡ máu trên người bệnh
Theo nghiên cứu của Trường ĐH Y Quốc Gia Chonbuk về tác dụng của tỏi đen trên người bệnh mỡ máu cao năm 2014. Nghiên cứu được thực hiện trên 55 bệnh nhân (lựa chọn những người có chỉ số LDL-c và Cholesterol toàn phần cao hơn mức bình thường) được chia ngẫu nhiên thành hai nhóm, 28 bệnh nhân dùng tỏi đen với liều 6g/ngày chia làm 2 lần và 27 bệnh nhân dùng giả dược. Nghiên cứu được tiến hành trong vòng 12 tuần, kết quả cho thấy nhóm sử dụng tỏi đen có xu hướng giảm hàm lượng cholesterol toàn phần. và tăng hàm lượng HDL-c có ý nghĩa thống kê về mặt y học. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu còn cho thấy nhóm sử dụng tỏi đen quan sát thấy sự giảm đáng kể tỷ lệ apoB/apoA1 và tăng nồng độ của LDL-c/apoB so với ban đầu và so với nhóm sử dụng giả dược, những chỉ số này có ý nghĩa trong việc giảm các nguy cơ liên quan đến các bệnh lý tim mạch. Hiện nay, các thuốc điều trị xơ vữa động mạch và giảm lipid máu có tác dụng làm tăng số lượng receptor đặc hiệu với LDL (Apo B) ở màng tế bào, tức là làm tăng khả năng tiếp nhận LDL, đưa chúng từ máu vào tế bào, tránh hiện tượng ứ đọng LDL ở thành mạch. Những kết quả nghiên cứu khả quan trên cho thấy tiềm năng của tỏi đen trong việc phòng và hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhân mỡ máu cao.
3. Tác dụng của tỏi đen với bệnh mỡ máu – Nghiên cứu của ĐH Dankook Hàn Quốc
Để chứng minh tác dụng của Tỏi đen với bệnh mỡ máu cao, nhóm các chuyên gia nghiên cứu khoa học của Khoa Khoa học và Dinh dưỡng Thực phẩm, Đại học Dankook, Hàn Quốc đã thực hiện đề tài “Tác dụng của chiết xuất tỏi đen (Allium satvium) đối với chuyển hóa lipid ở chuột được cho ăn chế độ ăn nhiều chất béo”.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tiến hành trên 32 con chuột đực 4 tuần tuổi, chia ngẫu nhiên thành 4 nhóm (n=8) và cho ăn theo các chế độ ăn khác nhau trong 5 tuần. Tất cả số chuột trên đã được xác định trọng lượng cơ thể và các thông số sinh hóa máu (bao gồm chỉ số Lipid và biểu hiện gen liên quan đến chuyển hóa Lipid). Các chế độ ăn áp dụng cho 32 con chuột trong quá trình nghiên cứu bao gồm:
- Chế độ ăn thực phẩm bình thường (NF)
- Chế độ ăn nhiều chất béo (HF)
- Chế độ ăn nhiều chất béo cộng thêm 0.5% (HFBG0,5) hoặc 1.5% (HFBG1,5) chiết xuất Tỏi đen
Phương pháp nghiên cứu
Sau 5 tuần cho ăn theo các chế độ nêu trên, các con vật thí nghiệm được nhịn ăn trong 12 giờ và sau đó gây mê bằng ethylether để lấy mẫu máu. Sau đó các nhà nghiên cứu tiến hành phân tích các thông số sinh hóa huyết tương, đo lipid trong huyết tương, gan và phân…. trong các điều kiện và thời điểm khác nhau.
Kết quả nghiên cứu đo được như sau:
- Trọng lượng cơ thể, lượng thức ăn và trọng lượng nội tạng ở chuột được cho ăn chiết xuất Tỏi đen 1.5% thấp hơn đáng kể so với nhóm ăn nhiều chất béo và nhóm HFBG0,5.
- Không có sự khác biệt đáng kể về trọng lượng của gan, thận và lách giữa các nhóm nghiên cứu. Tuy nhiên, Nhóm được cho ăn theo chế độ cộng thêm 1.5% chiết xuất Tỏi đen, mỡ ở các mô, mỡ thận và mỡ ở phúc mạc đã giảm đáng kể. Tổng lượng chất béo của các mô mỡ của nhóm HFBG1,5 là 9.47g, thấp hơn so với 11.04g của nhóm HF.
- Xét nghiệm sinh hóa máu cho thấy ở cả 2 nhóm cho ăn nhiều chất béo cộng thêm 0.5% hoặc 1.5% chiết xuất Tỏi đen có mức đường huyết thấp hơn đáng kể so với nhóm ăn bình thường và nhóm ăn nhiều chất béo.
- Mức độ Insulin trong nhóm ăn 1.5% chiết xuất Tỏi đen giảm đáng kể so với các nhóm còn lại
- Nồng độ Lipid, cholesterol, HDL-cholesterol (mỡ tốt – giúp vận chuyển cholesterol dư thừa từ các mô, cơ quan, mạch máu về gan để chuyển hóa ra ngoài cơ thể) trong nhóm ăn theo chế độ cộng thêm 1.5% chiết xuất Tỏi đen tăng đáng kể so với các nhóm còn lại
Kết luận của nhóm nghiên cứu
Tỏi và các chế phẩm của nó đã được công nhận rộng rãi là tác nhân phòng ngừa và điều trị các bệnh tim mạch. Tuy nhiên, khi sử dụng quá nhiều tỏi có thể gây ra các vấn đề như nặng mùi hơi thở, phản ứng dị ứng thường xuyên và độc tính. Chính vì thế chúng ta nên sử dụng Tỏi đen. Bởi, thành phần chính của Tỏi đen là các hợp chất hòa tan trong nước, do đó nó không có độc tính và không có mùi tỏi đặc biệt. Chính vì vậy, quý bạn đọc có thể sử dụng Tỏi đen trong một thời gian dài mà không có tác dụng phụ độc hại hoặc chống chỉ định với các loại thuốc để ngăn ngừa hoặc giảm chứng tăng lipid máu. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, sử dụng chiết xuất tỏi đen là có hiệu quả trong việc cải thiện lipid máu, đặc biệt là triglyceride và đường huyết ở chuột được cho ăn chế độ ăn nhiều chất béo, hiệu quả khác nhau theo nồng độ tỏi. Vì vậy, ăn tỏi đen với liều lượng thích hợp sẽ có lợi trong việc ngăn ngừa tăng lipid máu và tăng đường huyết do chế độ ăn nhiều chất béo.
4. Tóm lược nghiên cứu công dụng của tỏi đen trong hỗ trợ điều trị mỡ máu cao
Nghiên cứu được tiến hành trên 32 con chuột đực Sqrague-Dawley 4 tuần tuổi và được chia ngẫu nhiên thành 4 nhóm, cho ăn các chế độ ăn sau trong 5 tuần:
- Chế độ ăn thực phẩm bình thường
- Chế độ ăn nhiều chất béo
- Chế độ ăn nhiều chất béo có 0.5% chiết xuất Tỏi đen
- Chế độ ăn có 1.5% chiết xuất Tỏi đen
- Kết quả nghiên cứu: Tất cả các thông số sinh hóa máu đo được trong nhóm ăn theo chế độ ăn có 1.5% chiết xuất Tỏi đen cho thấy giá trị thấp hơn đáng kể so với nhóm có chế độ ăn nhiều chất béo. Ngoài ra, biểu hiện gan của (HMG-CoA) reductase và Acyl-CoA cholesterol acyltransferase (ACAT) mRNA cũng thấp hơn đáng kể so với nhóm ăn nhiều chất béo.
Kết luận: Sử dụng Tỏi đen có tác dụng ổn định Lipid máu, Tryglyceride và Cholesterol giảm.
5. Người mỡ máu cao sử dụng tỏi đen như thế nào?
Để đem lại hiệu quả giảm mỡ máu, bạn nên sử dụng 1-3 củ Tỏi đen cô đơn mỗi ngày. Bạn có thể bóc vỏ, ăn trực tiếp, mỗi lần 1 củ trước bữa ăn 30 phút. Hoặc chế biến thành nhiều dạng khác như nước ép tỏi đen, tỏi đen ngâm rượu… để có những món ăn hấp dẫn hơn
Tỏi đen – “Siêu tỏi” tăng cường hệ miễn dịch
Tỏi đen được các chuyên gia mệnh danh là “Siêu tỏi” giúp tăng cường hệ miễn dịch, bởi trong tỏi đen chứa hàm lượng cao các chất chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch như: SAC, Polyphenol, vitamin, acid amin
Viện nghiên cứu Miễn dịch học của Đại học Y khoa Trung Hoa phối hợp với Khoa Miễn dịch học lâm sàng của Đại học Khoa học Y tế Hirosaki (Nhật Bản) đã chứng minh được Tỏi đen tăng cường hệ miễn dịch, đồng thời kháng lại tế bào ung thư. Chiết xuất từ Tỏi đen giàu hợp chất SAC (S-Allyl Cysteine), mang lại hoạt tính chống ung thư với tỷ lệ cứu sống 50% chuột (thuộc chủng BALB/c) bị sarcoma (ung thư mô liên kết). Dịch chiết xuất từ Tỏi đen đã cải thiện hệ miễn dịch tế bào thông qua khả năng làm tăng hoạt tính của tế bào NK (tế bào diệt tự nhiên – Natural Killer cell). Tế bào NK đóng vai trò thiết yếu trong việc nhận biết và tiêu diệt hoàn toàn của tế bào ung thư in vivo (cơ thể sống). Bên cạnh đó, các cytokines như NO (nitric oxide), IFN-γ (interferon-γ), IL-2 (interleukin-2), và TNF-α (tumor necrosis factor-α) cũng được tạo ra nhiều hơn trong tế bào lá lách của chuột cho sử dụng dịch chiết xuất từ Tỏi đen. Các cytokines này đều có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch của cơ thể.
1. Dấu hiệu và triệu chứng của hệ miễn dịch suy yếu
Dấu hiệu điển hình cho thấy hệ miễn dịch của bạn đang suy yếu là chỉ cần thời tiết thay đổi nhẹ đã khiến bạn bị cảm lạnh, ho, đau họng và cúm. Chỉ một vết xước đã khiến bạn mất vài ngày mới liền hoàn toàn thì đây cũng là dấu hiệu cảnh báo hệ miễn dịch của bạn đang yếu đi. Khi hệ miễn dịch suy yếu, bạn cũng có thể thường xuyên bị các vấn đề dạ dày và bị tiêu chảy, nhiễm trùng đường niệu hoặc có nướu nhạy cảm. Hiện tượng xuất hiện mụn trên da, ngứa kéo dài cũng không thể bỏ qua, vì có thể bạn đang có dấu hiệu bị nhiễm nấm, chứng tỏ hệ miễn dịch của bạn đang bị suy yếu và ngày càng kém đi.
2. Kết quả nghiên cứu chứng minh Tỏi đen giúp tăng cường hệ miễn dịch
Tỏi đen là một loại thực phẩm chức năng được sản xuất từ tỏi tươi (Allium sativum L.) thông qua quá trình lên men với nhiệt độ (60 – t90 ° C) và độ ẩm (70 – 90%) trong thời gian dài. Tỏi đen sở hữu một lượng lớn các hợp chất chống oxy hóa như polyphenol, flavonoid, dẫn xuất tetrahydro–carboline và các hợp chất organosulfur, bao gồm S-allyl-cysteine và S-allyl-mercaptocysteine, so với tỏi tươi. Lưu ý rằng quá trình lên men không chỉ làm thay đổi các thành phần dinh dưỡng và các thuộc tính cảm quan mà còn tăng cường khả năng hoạt động sinh học của tỏi đen. Nhờ những thành phần hoạt chất sinh học trên tỏi đen làm tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể thông qua tác dụng chống oxy hóa, cải thiện tình trạng các bệnh mãn tính (bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư, thừa cân & béo phì…) ngoài ra còn có tác dụng điều hòa miễn dịch, bảo vệ các tế bào thần kinh đã được báo cáo trong vài thập kỷ qua. Một nghiên cứu so sánh khả năng kích thích miễn dịch của các loại Tỏi trắng và Tỏi đen đã được các nhà khoa học thực hiện. Đối tượng thí nghiệm được chia thành 2 nhóm: 1 nhóm sử dụng Tỏi trắng, 1 nhóm sử dụng Tỏi đen với liều lượng như nhau. Sau đó, các nhà khoa học lấy máu từ 2 nhóm đối tượng, tiến hành đánh giá tác động của 2 loại tỏi này đối với các tế bào bạch cầu. Kết quả cho thấy, nhóm đối tượng sử dụng Tỏi đen có hoạt động kích thích miễn dịch mạnh hơn gấp nhiều lần nhóm đối tượng sử dụng Tỏi trắng. Không chỉ vậy, nghiên cứu còn cho thấy mối tương quan mạnh mẽ giữa hoạt động của tỏi đen và hoạt động chống oxy hóa, chống ung thư. Một nhóm các nhà khoa học khác đã tiến hành nghiên cứu để tìm ra cơ chế của Tỏi đen giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Kết quả bước đầu cho thấy, dịch chiết Tỏi đen có khả năng kích thích hoạt động của tế bào miễn dịch tự nhiên NK (natural killer cell). NK là loại tế bào bạch cầu đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt các tế bào bị nhiễm vi-rút, đồng thời phát hiện và kiểm soát các dấu hiệu sớm của bệnh ung thư. Gần đây, một số báo cáo đã đề xuất tỏi đen là một tác nhân nổi bật để điều trị viêm và các bệnh liên quan đến nhiễm trùng máu. Chiết xuất nước tỏi đen cản trở việc sản xuất oxit nitric (NO) và các cytokine tiền viêm, bao gồm yếu tố hoại tử khối u (TNFa) và prostaglandin (PG) -E2, và ức chế NO synthase và TNFα và cyclooxygenase-2 kinase protein hoạt hóa mitogen và yếu tố hạt nhân-ΚB trong các đại thực bào được mô phỏng theo liposacarit (LPS). Hơn nữa, bổ sung chiết xuất tỏi đen cản trở TNFα huyết thanh, interleukin-6 (IL6) và sản xuất interleukin-1 (IL1β) và ngăn chuột khỏi cái chết do LPS. Hơn nữa, chiết xuất chloroform của tỏi đen ức chế sự hình thành các loại oxy phản ứng TNFa gây ra (ROS), mRNA và protein của phân tử kết dính tế bào mạch máu-1 (VCAM1), và kích hoạt con đường NFB và làm giảm sự kết dính của các tế bào đơn nhân THP-1 với tế bào nội mô tĩnh mạch rốn (HUVEC). Tỏi đen lên men cũng cản trở sản xuất các chất trung gian gây viêm, như TNF α, IL-6, IL1β, iNOS, và COX2, và làm chậm quá trình truyền tín hiệu viêm, đường dẫn truyền tín hiệu viêm.
Tỏi đen tốt cho chức năng tim mạch
Tỏi đen có nhiều đặc tính tăng cường sức khỏe. Nhóm các nhà nghiên cứu khoa học Hàn Quốc với mục đích tìm hiểu các tác dụng lâm sàng của Tỏi đen đối với suy tim mạn tính ở bệnh nhân mắc bệnh tim mạch vành. Các thành phần chính của Tỏi đen được đo bằng phương pháp sắc kí khí khối phổ và tính chất chống oxy hóa của nó được xác định bởi tốc độ thanh thải của các gốc tự do. 120 bệnh nhân suy tim mạn tính do bệnh tim mạch vành được phân nhóm ngẫu nhiên thành 2 nhóm: Tỏi đen và nhóm giả dược. Cả 2 nhóm tiến hành điều trị trong 6 tháng. Chức năng tim được đo theo hệ thống phân loại chức năng của Hiệp hội Tim mạch New York. Kết quả: Có 27 hợp chất chính trong Tỏi đen có đặc tính chống oxy hóa mạnh. Điều trị bằng Tỏi đen có tác dụng cải thiện chức năng tim. Điểm chất lượng cuộc sống và giá trị phân suất tống máu thất trái trong nhóm Tỏi đen cao hơn trong nhóm giả dược trong khi nồng độ Nt-proBNP thấp hơn trong nhóm Tỏi đen so với nhóm giả dược ( P <0,05). Mức độ chống oxy hóa lưu hành cao hơn ở nhóm Tỏi đen so với nhóm giả dược. Mức độ chống oxy hóa có mối quan hệ tích cực với các giá trị chất lượng cuộc sống và giá trị phân suất tống máu thất trái và mối quan hệ tiêu cực với các giá trị Nt-proBNP.
Kết luận: Tỏi đen cải thiện chất lượng cuộc sống, Nt-proBNP và LVEF ở bệnh nhân suy tim mạn tính bị bệnh tim mạch vành bằng cách tăng mức độ chống oxy hóa.
Tỏi đen có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư đại tràng
Tác dụng của Tỏi từ lâu đã được công nhận và được đưa vào sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày. Thành phần hoạt chất chính của tỏi hiện đang được nghiên cứu sâu rộng trong điều trị chống ung thư. Tỏi đen – một loại tỏi lên men đang được thử nghiệm rất nhiều về tác dụng chống ung thư. Ung thư đại tràng hiện nay là một trong những loại phổ biến nhất của ung thư đường tiêu hóa, với tỷ lệ từ 10-15% trong số các bệnh nhân ung thư. Phẫu thuật cắt bỏ được xem như phác đồ điều trị chuẩn cho bệnh nhân ung thư đại tràng. Tuy nhiên, tỷ lệ tái phát sau phẫu thuật là 20-50%. Hóa trị được coi như là phương pháp kết hợp tiêu chuẩn trong phẫu thuật. Tuy nhiên, phương pháp trị liệu này cũng tiêu diệt các tế bào bình thường, gây độc tế bào dẫn tới các phản ứng phụ như các phản ứng tiêu hóa, ức chế tủy xương, viêm niêm mạc miệng, tổn thương gan và tác dụng độc hại trên hệ thống tiết niệu…Vì vậy, vấn đề đặt ra là tìm ra sự phát triển của chất chống ung thư với độc tính thấp. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng allicin, một hợp chất organosulfur thu được từ tỏi, có khả năng thúc đẩy quá trình tự hủy của tế bào khối u và cải thiện các hoạt động chống oxy hóa.
Nhiều thí nghiệm được tiến hành in vivo hay in vitro đã chứng minh Tỏi đen chứa các chất chống ung thư và chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể ức chế sự phát triển của một loạt các dòng tế bào ung thư bằng cách thay đổi chu kỳ tế bào và gây ra sự lão hóa sớm tế bào ung thư. Tuy nhiên các cơ chế cơ bản chưa được làm sáng tỏ hoàn toàn. Một cuộc điều tra dịch tễ trước đó chỉ ra rằng sự phát triển và tiến triển của bệnh ung thư đại tràng rất phức tạp nhiều bước và có sự tham gia của rất nhiều yếu tố. Con đường truyền tín hiệu thông qua PI3K/Akt được xem như một con đường truyền tín hiệu nội bào quan trọng, PI3K/Akt giúp tế bào ung thư tăng trưởng mạnh mẽ, kháng thuốc hiệu quả, và di căn đến các cơ quan trọng yếu như não, phổi, gan. Tỏi đen ức chế sự tăng trưởng và thúc đẩy quá trình tự lão hóa của tế bào ung thư ruột kết HT29 thông qua ức chế PI3K/Akt. Điều này chứng tỏ Tỏi đen có thể có hiệu quả trong việc phòng ngừa và điều trị các bệnh ung thư đại tràng ở người.
Cơ chế tác dụng của Tỏi đen trong điều trị ung thư đại tràng
Tác dụng của Tỏi từ lâu đã được công nhận và được đưa vào sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày. Thành phần hoạt chất chính của tỏi hiện đang được nghiên cứu sâu rộng trong điều trị chống ung thư. Tỏi đen – một loại tỏi lên men đang được thử nghiệm rất nhiều về tác dụng chống ung thư. Nhiều thí nghiệm được tiến hành in vivo hay in vitro đã chứng minh Tỏi đen chứa các chất chống ung thư và chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể ức chế sự phát triển của một loạt các dòng tế bào ung thư bằng cách thay đổi chu kỳ tế bào và gây ra sự lão hóa sớm tế bào ung thư. Tuy nhiên các cơ chế cơ bản chưa được làm sáng tỏ hoàn toàn. Một cuộc điều tra dịch tễ trước đó chỉ ra rằng sự phát triển và tiến triển của bệnh ung thư đại tràng rất phức tạp nhiều bước và có sự tham gia của rất nhiều yếu tố. Con đường truyền tín hiệu thông qua PI3K/Akt được xem như một con đường truyền tín hiệu nội bào quan trọng, PI3K/Akt giúp tế bào ung thư tăng trưởng mạnh mẽ, kháng thuốc hiệu quả, và di căn đến các cơ quan trọng yếu như não, phổi, gan. Tỏi đen ức chế sự tăng trưởng và thúc đẩy quá trình tự lão hóa của tế bào ung thư ruột kết HT29 thông qua ức chế PI3K/Akt. Điều này chứng tỏ Tỏi đen có thể có hiệu quả trong việc phòng ngừa và điều trị các bệnh ung thư đại tràng ở người. Kết quả nghiên cứu: Dịch chiết xuất từ Tỏi đen ức chế tế bào ung thư ruột kết HT29 thông qua con đường truyền tín hiệu PI3K/Akt. Các phosphatidylinositol 3-kinase / protein kinase B (PI3K / Akt) là các tín hiệu nội bào thường được kích hoạt và sinh ra hiện tượng tăng sinh và di căn của các tế bào ung thư. Tính năng của dịch chiết xuất từ Tỏi đen chống lại bệnh ung thư dạ dày, đại tràng bằng cách ức chế tăng sinh tế bào và khởi phát quá trình tự lão hóa của tế bào ung thư. Làm sáng tỏ tác động của Tỏi đen trên các tế bào HT29 có giá trị trong việc phát triển các phác đồ điều trị ung thư mới. Trong nghiên cứu này, chúng tôi khảo sát hoạt động của Tỏi đen chống tế bào ung thư đại tràng HT29 bằng cách ức chế (PI3K / Akt)
Từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy tỏi đen không chỉ có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư đại tràng mà còn có tác dụng trên cơ chế truyền tín hiệu hình thành nên các khối u. Chính vì vậy, cần có những nghiên cứu sâu hơn về khả năng giúp phòng chống ung thư của tỏi đen trên sinh vật và trên người.
Tỏi đen có khả năng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư dạ dày
Kết quả cho thấy hiệu quả của Tỏi đen được thể hiện rõ rệt so với nhóm trắng ngay ở nồng độ 10 mg/ml và hiệu quả tăng dần theo nồng độ sử dụng. Tới nồng độ 100 mg/ml, Tỏi đen thể hiện hiệu quả ức chế tế bào ung thư dạ dày tương đương với Cisplatin. Ung thư dạ dày là bệnh lý ung thư đứng hàng tư trong số những bệnh lý ung thư thường gặp, gây ra khoảng 700.000 trường hợp tử vong hàng năm trên toàn thế giới. Chính vì vậy, bên cạnh các phương pháp điều trị ung thư như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, việc sử dụng thường xuyên thực phẩm bảo vệ sức khỏe có hiệu quả ức chế tế bào ung thư là biện pháp hữu hiệu phòng ngừa tình trạng ung thư dạ dày nói riêng và ung thư nói chung đang gia tăng nhanh chóng do nhiều nguyên nhân như ô nhiễm môi trường và thực phẩm, stress công việc do cuộc sống công nghiệp, …
Trung tâm điều trị và chẩn đoán không chấn thương khối u, Trường đại học y Bin Châu trực thuộc Bệnh viện PLA 107, Yên Đài, Sơn Đông 264002, PR Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá tác dụng ức chế tế bào ung thư dạ dày của Tỏi đen trên 2 mô hình:
- In vitro: ức chế sự phát triển của dòng tế bào SMG-7901 (nguyên nhân gây ung thư dạ dày) trong môi trường nuôi cấy;
- In vivo: giảm kích thước khối u trên động vật được gây ung thư thực nghiệm.
- Nghiên cứu cũng đã xác định được cơ chế tác dụng của Tỏi đen thông qua việc điều hòa miễn dịch và chống oxy hóa.
Kết quả cho thấy khả năng ức chế sự phát triển và thúc đẩy quá trình chết theo chương trình các tế bào ung thư của tỏi đen thể hiện rõ rệt so với nhóm đối chứng và tác dụng này phụ thuộc vào liều. Tác dụng của tỏi đen trong việc giảm kích thước, trọng lượng của các khối u ác tính là có ý nghĩa thống kê về mặt y học trong sự so sánh với nhóm đối chứng và nhóm sử dụng Cyclophosphamide
Tỏi đen giúp bảo vệ gan
Với hàng loạt công dụng đối với sức khỏe mà tỏi đen mang lại, tỏi đen chính là người bạn đồng hành tin cậy trong hành trình chăm sóc, bảo vệ sức khỏe. Đặc biệt, tỏi đen được ví như “tấm áo giáp” giúp hỗ trợ bảo vệ gan. Bài viết dưới đây, nhóm chuyên gia Tỏi Kim Cương Đông Á sẽ giúp bạn hiểu rõ cách thức tỏi đen tham gia vào quá trình bảo vệ gan của chúng ta như thế nào
1. Nghiên cứu chứng minh Tỏi đen giúp bảo vệ gan
Tác dụng của tỏi đen đã được chứng minh là có nhiều tác dụng tuyệt vời trong việc phòng và hỗ trợ điều trị với các nhiều loại bệnh. Một nghiên cứu gần đây đã chứng minh được tác dụng của tỏi đen trong việc bảo vệ tế bào gan. Trong nghiên cứu, gan của chuột thí nghiệm được gây độc bởi tert-Butyl hydroperoxide (tBHP-hợp chất có khả năng gây chết tế bào). Các chỉ số được dùng để đánh giá mức độ tổn thương của tế bào gan trong thử nghiệm là malon-dialdehyd (MDA), glutathione (GSH), enzyme có hoạt tính chống oxy hóa (CAT), superoxide dismutase (SOD), glutathione peroxidase (GPx), interleukin (IL) -6 và IL-8. {2}
Trong đó: MDA là hợp chất hữu cơ, sự hiện diện của MDA là dấu ấn sinh học, chứng tỏ cơ thể đang bị stress oxy hóa – không trung hòa được các gốc tự do. GSH là một chất chống oxy hóa. CAT, SOD, GPx là các loại enzim xúc tác quá trình phân hủy peroxit thành oxi và nước, đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ tế bào, chống lại các gốc tự do. IL-6, IL-8 là các cytokine, trong đó IL-6 tham gia vào quá trình tăng sản xuất kháng thể, IL-8 có tác dụng thu hút các bạch cầu tới điều trị ổ viêm. Trước sự tác động của tBHP, các nhà khoa học ghi nhận được sự tăng MDA, đồng thời giảm GSH, CAT, SOD, GPx và IL-6, IL-8. Sau khi sử dụng dịch chiết tỏi đen, các hoạt chất có tác dụng chống oxy hóa được phục hồi đồng thời giảm MDA. Nghiên cứu đã chứng minh được tỏi đen có tác dụng ức chế sự phá hủy tế bào của tBHP, giảm quá trình oxy hóa, giảm peroxy hóa lipid và chống viêm trên chuột thực nghiệm. Một nghiên cứu khác đã đánh giá tác dụng bảo vệ gan của tỏi đen trong việc chống lại CCL4 ở những trường hợp gan bị tổn thương cấp tính. Kết quả cho thấy dịch chiết AGE có tác dụng giảm ALT, AST, ALP và MDA trên chuột thực nghiệm. Nghiên cứu đã chứng minh được tỏi đen có tác dụng bảo vệ tế bào gan bị tổn thương bằng cách giảm CCL4.
Qua các kết quả nghiên cứu trên cho thấy tỏi đen là một sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên triển vọng nên được dùng để sản xuất thành các sản phẩm bổ trợ hoặc dùng làm thực phẩm để bảo vệ gan. Đây là công trình nghiên cứu chứng minh tác động bảo vệ gan của Tỏi đen trên mô hình các loài gặm nhấm bị chấn thương gan (7 tuần tuổi)
Kết quả nghiên cứu tác dụng của tỏi đen trong điều trị bệnh gan: Trong công trình nghiên cứu này, Tỏi đen đã được chứng minh là có tác dụng ức chế cả nhiễm độc gan và gan nhiễm mỡ ở loài gặm nhấm. Trước đây đã có báo cáo rằng Tỏi đen có tác dụng bảo vệ gan, chống lại tổn thương gan do tiêu thụ rượu mãn tính ở chuột. Do đó, những kết quả này cho thấy Tỏi đen là một thực phẩm bảo vệ gan, chống lại các tổn thương gan phổ rộng.
2. Người bị bệnh gan nên ăn Tỏi đen lúc nào?
Thời điểm ăn tỏi đen lý tưởng nhất là vào trước bữa sáng. Bởi khi vừa thức dậy, bụng rỗng sẽ là thời điểm cơ thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng nhất. Không chỉ vậy, sử dụng tỏi đen sẽ giúp giải độc cơ thể, tiêu diệt ký sinh trùng, làm sạch cơ thể hiệu quả, đồng thời thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể cực kì tốt. Bạn nên nhai kỹ và uống 1 ly nước lọc sau khi ăn sẽ giúp cho hệ tiêu hóa hấp thụ các chất dinh dưỡng, acid amin cũng như các dưỡng chất quý khác có trong tỏi đen tốt hơn. Bạn nên duy trì ăn hàng ngày, thường xuyên để tăng cường sức khỏe, phòng chống và điều trị bệnh hiệu quả. Mỗi ngày chỉ cần 1 củ tỏi đen cũng giúp cải thiện tình trạng bệnh gan của bạn được cải thiện rõ rệt.
Để lại bình luận